Bằng Tốt Nghiệp Đại Học Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết

Bằng Tốt Nghiệp Đại Học Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết

Sau khi hoàn thành xong chương trình đại học, sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học. Vậy bạn đã hiểu ý nghĩa của các thông tin trên bằng tốt nghiệp đại học, cũng như cách tính điểm xếp loại tốt nghiệp. Hãy để chúng tôi giải đáp cho bạn tất tần tật về bằng tốt nghiệp đại học qua bài viết bên dưới nhé.

Bằng tốt nghiệp đại học là gì?

Bằng Tốt Nghiệp Đại Học Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết
Bằng tốt nghiệp đại học là gì?

Bằng tốt nghiệp đại học, còn được gọi là bằng cử nhân, là một văn bằng trong hệ thống giáo dục Việt Nam, chứng nhận về việc sinh viên đó đã hoàn thành chương trình đại học tại một trường đại học. Thời gian để hoàn thành chương trình này thường kéo dài từ 4 đến 6 năm tùy thuộc vào ngành học mà bạn lựa chọn.

Các loại bằng tốt nghiệp đại học

Bằng Tốt Nghiệp Đại Học Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết
Các loại bằng tốt nghiệp đại học

Hiện nay, trên khắp cả nước có nhiều trường đại học, tuy nhiên chỉ có 05 loại bằng tốt nghiệp được cấp phép, bao gồm:

  • Bằng kỹ sư (dành cho ngành kỹ thuật)
  • Bằng kiến trúc sư (dành cho ngành Kiến Trúc)
  • Bằng bác sĩ (dành cho ngành y dược)
  • Bằng cử nhân (dành cho các ngành khoa học cơ bản, luật, kinh tế)
  • Các loại bằng tốt nghiệp đại học của các ngành khác.

Trong số này, bằng tốt nghiệp cử nhân là loại phổ biến nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bằng tốt nghiệp cử nhân được cấp cho sinh viên sau khi họ hoàn thành chương trình đại học. Bằng này ghi rõ thông tin cá nhân, trường học và kết quả tốt nghiệp, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong tương lai.

Làm slide các loại bằng

Các mẫu bằng tốt nghiệp đại học

Bằng tốt nghiệp đại học đã được thay đổi theo từng năm. Sau đây Làm Bằng Nhanh sẽ giới thiệu cho các bạn một số mẫu bằng tốt nghiệp đại học còn tồn tại và được công nhận.

Mẫu bằng tốt nghiệp đại học theo Quyết định số 1994/QĐ-ĐH

Bằng Tốt Nghiệp Đại Học Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết
Mẫu bằng tốt nghiệp đại học theo Quyết định số 1994/QĐ-ĐH

Bằng tốt nghiệp đại học gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 21cm x 14,5cm.

Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ; trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng; trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm, tên bằng có màu đỏ, các chữ khác có màu đen; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3. Ngôn ngữ ghi trong văn bằng, chứng chỉ là tiếng Việt. Có dán ảnh của người sở hữu bằng tốt nghiệp đại học ở trang 2.

Nội dung chung của các văn bằng, chứng chỉ gồm:

  • Tên của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ
  • “Bằng Tốt Nghiệp Đại Học” được ghi bằng màu đỏ
  • Loại hình đào tạo
  • Ngành học
  • Hạng tốt nghiệp
  • Năm tốt nghiệp
  • Danh hiệu tốt nghiệp
  • Họ, tên, chữ đệm; ngày tháng năm sinh; nơi sinh; giới tính, dân tộc của người được cấp văn bằng, chứng chỉ.
  • Số hiệu của văn bằng, chứng chỉ.
  • Địa danh (tỉnh, thành phố nơi cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đặt trụ sở chính), ngày tháng năm cấp văn bằng, chứng chỉ; tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ và đóng dấu theo quy định.

Mẫu bằng tốt nghiệp đại học theo Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT

Bằng Tốt Nghiệp Đại Học Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết
Mẫu bằng tốt nghiệp đại học theo Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Thông tư này thay thế Thông tư số 22/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mẫu bằng tốt nghiệp đại học.

Theo đó, mẫu bằng tốt nghiệp đại học theo thông tư này sẽ bỏ ảnh người tốt nghiệp dán trên văn bằng, nội dung được ghi trên đó bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Bằng tốt nghiệp đại học gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 21cm x 14,5cm.

  1. Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ; trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng; trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm, tên bằng có màu đỏ, các chữ khác có màu đen; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3

Phía dưới tên cơ sở giáo dục tại trang 3 ghi tên văn bằng, bằng tiếng Việt, cụ thể:

Đối với ngành kỹ thuật ghi “BẰNG KỸ SƯ”.

Đối với ngành kiến trúc ghi “BẰNG KIẾN TRÚC SƯ”.

Đối với ngành y ghi “BẰNG BÁC SĨ” hoặc “BẰNG CỬ NHÂN”.

Đối với ngành dược ghi “BẰNG DƯỢC SĨ” hoặc “BẰNG CỬ NHÂN”.

Đối với các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế ghi “BẰNG CỬ NHÂN”.

Đối với các ngành còn lại ghi “BẰNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC”.

Phía dưới dòng chữ “has conferred” tại trang 2 ghi tên văn bằng, bằng tiếng Anh, cụ thể:

Đối với ngành kỹ thuật ghi “THE DEGREE OF ENGINEER”.

Đối với ngành kiến trúc ghi “THE DEGREE OF ARCHITECT”.

Đối với ngành y ghi “THE DEGREE OF DOCTOR OF MEDICINE” hoặc “THE DEGREE OF BACHELOR”.

Đối với ngành dược ghi “THE DEGREE OF PHARMACIST” hoặc “THE DEGREE OF BACHELOR”.

Đối với các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế ghi “THE DEGREE OF BACHELOR”.

Đối với các ngành còn lại ghi “THE DEGREE OF BACHELOR”.

Nội dung chung của các văn bằng, chứng chỉ gồm:

Phần tiếng Việt

  • Họ tên của người được cấp văn bằng, theo giấy khai sinh. Phía trước họ tên, nếu là Nam ghi “Ông”, nếu là Nữ ghi “Bà”.
  • Ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm sinh đầy đủ 04 chữ số.
  • Năm người học tốt nghiệp, đầy đủ 04 chữ số.
  • Xếp loại “Xuất sắc”, “Giỏi”, “Khá”, “Trung bình khá” hoặc “Trung bình” theo Quy chế đào tạo.
  • Hình thức đào tạo “Chính quy” hoặc một trong các hình thức “Vừa làm vừa học”, “Học từ xa”, “Tự học có hướng dẫn”.
  • Địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục cấp văn bằng đặt trụ sở chính.
  • Ngày, tháng, năm cấp văn bằng.
  • Chức danh của thủ trưởng cơ sở giáo dục; thủ trưởng cơ sở giáo dục ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.

Phần tiếng Anh:

  • Chức danh của thủ trưởng cơ sở giáo dục và tên cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp đại học, bằng tiếng Anh.
  • Tên ngành đào tạo người học đã theo học, bằng tiếng Anh
  • Đầy đủ họ tên bằng tiếng Việt nhưng không có dấu. Phía trước họ tên, nếu là Nam ghi “Mr”, nếu là Nữ ghi “Ms”
  • Ngày và năm bằng số, ghi tháng bằng chữ tiếng Anh.
  • Năm người học tốt nghiệp, đầy đủ 04 chữ số.
  • Loại Xuất sắc ghi “Excellent”, loại Giỏi ghi “Very good”, loại Khá ghi “Good”, loại Trung bình khá ghi “Average good”, loại Trung bình ghi “Ordinary”.
  • “Chính quy” ghi “Full-time”, “Vừa làm vừa học” ghi “Part-time”, “Học từ xa” ghi “Distance learning”, “Tự học có hướng dẫn” ghi “Guided Self – learning
  • Địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục cấp văn bằng đặt trụ sở chính, bằng tiếng Anh

Mẫu bằng tốt nghiệp đại học theo thông tư số 27/2019/TT-BGDĐT

Bằng Tốt Nghiệp Đại Học Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết
Mẫu bằng tốt nghiệp đại học theo thông tư số 27/2019/TT-BGDĐT

Thông tư này thay thế Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT, theo quy định mẫu bằng tốt nghiệp đại học của thông tư này có kích thước, cách trình bày gần giống với mẫu bằng tốt nghiệp đại học mẫu cũ. Chỉ có một số thay đổi như sau:

Nội dung chính ghi trên văn bằng

Tiêu đề:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  • Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương).
  • Ngành đào tạo.
  • Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng.
  • Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng.
  • Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng.
  • Xếp loại tốt nghiệp (nếu có).
  • Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng.
  • Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định;
  • Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng

Từ tháng 3/2020 đến nay, bằng tốt nghiệp đại học đã bỏ ghi hình thức đào tạo trên văn bằng tốt nghiệp.

Cách tính xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học

Bằng Tốt Nghiệp Đại Học Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết
Cách tính xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học

Dựa trên Điều 10, Khoản 5 của Quy chế đào tạo trình độ đại học, được ban hành kèm với Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, quy định về việc xếp loại học lực của sinh viên dựa trên điểm trung bình của họ trong từng học kỳ, năm học hoặc tổng điểm trung bình tích lũy.

Cụ thể sẽ có 2 thang điểm dùng để tính xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học như sau:

Cách tính điểm theo thang điểm 4

Mỗi điểm của môn học được quy đổi thành điểm tương ứng với từng thứ hạng xếp loại như sau:

Điểm từ 3,6 đến 4,0: Xếp loại Xuất sắc;

Điểm từ 3,2 đến cận 3,6: Xếp loại Giỏi;

Điểm từ 2,5 đến cận 3,2: Xếp loại Khá;

Điểm từ 2,0 đến cận 2,5: Xếp loại Trung bình;

Điểm từ 1,0 đến cận 2,0: Xếp loại Yếu;

Điểm dưới 1,0: Xếp loại Kém.

Cách tính điểm theo thang điểm 10

Điểm từ 9,0 đến 10,0: Xếp loại Xuất sắc;

Điểm từ 8,0 đến cận 9,0: Xếp loại Giỏi;

Điểm từ 7,0 đến cận 8,0: Xếp loại Khá;

Điểm từ 5,0 đến cận 7,0: Xếp loại Trung bình;

Điểm từ 4,0 đến cận 5,0: Xếp loại Yếu;

Điểm dưới 4,0: Xếp loại Kém.

Cách tính điểm theo thang điểm chữ

Bằng Tốt Nghiệp Đại Học Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết
Cách tính điểm theo thang điểm chữ

Ở Việt Nam, cách tính điểm theo thang điểm chữ được quy định tại Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, được ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT. Cụ thể:

  • A (từ 8,5 – 10) xếp loại Giỏi
  • B (từ 7,0 – 8,4) xếp loại Khá
  • C (từ 5,5 – 6,9) xếp loại Trung bình
  • D (từ 4,0 – 5,4) xếp loại Yếu
  • F (dưới 4,0) xếp loại Kém

Một vài trường hợp một số trường đại học còn xét thêm B+, C+, D+ như sau:

  • A+ tương đương từ 9,0 điểm trở lên: Xếp loại Xuất sắc
  • A tương ứng từ 8,5 – 8,9 điểm: xếp loại Giỏi.
  • B+ tương ứng từ 8,0 – 8,4 điểm: xếp loại Khá giỏi.
  • B tương ứng từ 7,0 – 7,9 điểm: xếp loại Khá.
  • C+ tương ứng từ 6,5 – 6,9 điểm: xếp loại Trung bình khá.
  • C tương ứng từ 5,5 – 6,4 điểm: xếp loại Trung bình.
  • D+ tương ứng 5,0 – 5,4 điểm: xếp loại Trung bình.
  • D tương ứng từ 4,0 – 4,9 điểm: xếp loại Trung bình yếu.
  • F tương ứng dưới 4,0 điểm: xếp loại Kém.

Phân biệt bằng kỹ sư và bằng cử nhân

Bằng Tốt Nghiệp Đại Học Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết
Phân biệt bằng kỹ sư và bằng cử nhân

Bằng tốt nghiệp cử nhân hay bằng tốt nghiệp kỹ sư là các học vị được trao cho những người đã hoàn thành chương trình đại học. Theo Luật Giáo dục Đại học năm 2012, không có sự phân biệt giữa bằng kỹ sư và bằng cử nhân. Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục Đại học được sửa đổi năm 2018, đã có một số điều chỉnh để phân biệt cử nhân và kỹ sư. Chi tiết như sau:

Đặc điểm/Loại bằngBằng tốt nghiệp cử nhânBằng tốt nghiệp kỹ sư
Khái niệmLà một bằng đại học cơ bản, bạn sẽ nhận sau khi hoàn thành chương trình đại học. Bằng này có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như nghệ thuật, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kinh tếLà một loại bằng cử nhân chuyên về kỹ thuật. Bạn sẽ nhận được nó sau khi hoàn thành chương trình đại học nhưng chương trình này chuyên về các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
Thời gian đào tạoKéo dài từ 3 đến 4 nămKhoảng 5 năm
Chuyên ngànhCó thể chọn từ nhiều chuyên ngành khác nhau như lịch sử, ngôn ngữ, kỹ thuật, kinh tế, v.v.

Không yêu cầu chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể

Tập trung vào các lĩnh vực kỹ thuật như cơ khí, điện tử, máy tính, xây dựng, v.v.

Đòi hỏi sinh viên phải chuyên sâu vào một ngành kỹ thuật cụ thể

Nội dung chương trình họcChương trình học đa dạng, bao gồm cả môn học cơ bản và môn học chuyên ngành. Với 120 đến 135 tín chỉ (trung bình 30 tín chỉ một năm)Chương trình chủ yếu tập trung vào môn học kỹ thuật chuyên ngành để phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Với ít nhất 150 tín chỉ
Cơ hội nghề nghiệpMở cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong nhiều lĩnh vực như nhân sự, tiếp thị, quản lý, tài chính, và nhiều lĩnh vực khác.Liên quan đến kỹ thuật và công nghệ, nhiều cơ hội nghề nghiệp trong công nghiệp, sản xuất, xây dựng, và các lĩnh vực khác.

 

Chat Facebook
Chát Ngay
Ku Bet